Người xưa thường tin vào luật nhân quả. Họ tin rằng, nếu họ reo nhân thiện thì chắc chắn sẽ gặp điểm lành và ngược lại reo nhân ác thì sẽ gặp chuyện tai ương.
Ngày nay, do cuộc sống thường thiên về vật chất, con người sẵn sàng dùng thủ đoạn để đạt được mục đích cá nhân của mình. Ít người còn tin vào luật nhân quả hơn. Họ thường lấy những tấm gương ví dụ điển hình về ông nọ, bà kia làm bao chuyện ác hại người nhưng vẫn chưa gặp quả báo. Mà không chịu đào sâu suy nghĩ rằng muốn từ nhân thành quả thì cần phải có một quá trình gọi là duyên. Câu chuyện dưới đây sẽ chứng minh cho điều ấy:
Ngày xưa, ở làng nọ có một ngôi chùa. Có một vị cao tăng thường xuyên giảng kinh tại đó. Lúc đó, có một người đã từng gây nhiều tội nghiệp lớn sau khi nghe cao tăng giảng xong liền thỉnh giáo cao tăng:
“Thưa thầy, quá khứ của con đã sát sanh, hại vật rất nhiều, đã tạo ra rất nhiều tội nghiệp. Bây giờ, con phải làm sao”.
Vị cao tăng từ bi nói:
“Con phải thành tâm hết lòng phát lộ sám hối. Bây giờ chưa thành QỦA BÁO thì ĐOẠN DUYÊN là được”.
Nhưng người đó chỉ biết NHÂN và QUẢ không hiểu gì về nguyên lý NHÂN DUYÊN. Vị cao tăng đã đưa cho anh một bao giống trái gai và bảo anh ta gieo hạt giống sang 2 bên dọc đường phía sau ngôi chùa.
“Một nửa, phải gieo ở phía Đông rắc thêm vôi và không được tưới nước. Một nửa gieo ở phía Tây phải tưới nước hàng ngày. Cứ đến 5 ngày phải đi chân trần trên luống trồng một lần. Đi chân trần trên luống phía Đông và cả phía Tây”.
Người đó làm theo lời vị cao tăng. Lúc đầu, anh ta không cảm nhận được điều gì khác lạ. Anh về báo lại và vị cao tăng vẫn dặn anh về làm như cũ và 5 ngày sau đi lại.
Anh ta vẫn y lời cao tăng dặn. Năm ngày sau, anh ta ra và đi trên 2 luống trái gai. Anh nhận thấy luống phía Tây trái gai đã bắt đầu nảy mầm. Năm ngày đã lớn thêm được 3 tất hơn nữa đã nở ra hoa vàng. Anh ta đi qua đi lại. Năm tuần trôi qua, anh đã bị gai đâm vào chân trần kiến chân bị chảy máu và anh không đi lên được. Luống ở phía Đông thì lại khác vẫn không có gì thay đổi so với ban đầu.
Anh ta về trình báo lại với vị cao tăng. Vị cao tăng hỏi lại:
“Hai luống phía Đông và phía Tây đều cùng 1 túi hạt giống trái gai. Tại sao khi gieo xuống thì luống phía Đông đi vẫn thoải mái còn luống phía Tây thì lại không đi được”.
Lúc này anh ta mới nhận ra rằng: Luống phía Đông đã rắc vôi lại không tưới nước. Vì đoạt mất Duyên nên kết quả không còn tác dụng. Còn luống phía Tây thì thường xuyên được tưới nước. Duyên được thuận lợi nên cây gai mới phát triển tươi tốt được.
Đây là lý: Có Duyên thì Sanh, Không Duyên thì Diệt – Là một phần trong nguyên lý nhân quả mà ít người hiểu được…..!
Hi vọng câu chuyện sẽ cảnh tỉnh chúng ta: Luôn reo hạt thiện trong tâm thức và hạnh động. Hạnh phúc, may mắn, thành công sẽ luôn theo đuổi bạn dù bạn có đi đến đâu.