Phong thuỷ là thể loại văn hoá tâm linh đã xuất hiện ở nước ta từ lâu. Ngay từ thời kỳ đầu khi chưa hình thành đất nước ( khoảng 6-8 ngàn năm trước) thời kỳ này là thời kỳ đồ đá cũ được thể hiện trong các khái niệm văn hoá sơn vi hoà bình…
Khởi đầu cho việc hình thành phong thuỷ theo quan niệm của con người là làm sao để sắp sếp nơi ở sao cho thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày, mảnh đất ở phải có tường bao, bờ rào cho kín đáo, cổng phải có cánh cổng có then cài cho an toàn, nhà phải có cánh dại che nắng che mưa, trong nhà phải có phòng rộng để hội họp tiếp khách, bên trong phải có buồng để ngủ,
Nơi thờ cúng thần linh tổ tiên thường để ở nơi trang trọng nhất, lại căn cứ vào hướng gió để làm bếp, gió thổi từ bên trái tới thì làm bếp bên phải, gió thổi từ bên phải tới thì làm bếp bên trái, tương tự như vậy làm nhà vệ sinh và nơi chăn nuôi gia súc, nếu nhà tựa vào núi giống như ngai ngồi có điểm tựa, phía trước có hồ nước làm cho trường khí được thanh lọc sạch sẽ, bên phải là con đường, bên trái có dòng suối chảy để thể hiện sự sung túc và hài hoà về âm dương, trải qua hàng ngàn năm được đúc kết khái niệm về phong thuỷ cũng được nâng dần lên đến kỹ thuật và sự tính toán tỷ mỉ.
Năng lượng khí tụ ở đâu nghĩa là nơi mà xung quanh địa thế tạo ra luồng khí xoáy để không khí ở đó luôn luôn thoáng mát ta gọi là Phong là nơi linh khí hội tụ.
Nước chảy phải có chỗ dừng nghĩa là những nơi có dòng xoáy tạo ra thế đất bồi và nở thì ở đó ta gọi là Thuỷ sinh nghĩa là vật chất được sinh ra từ dòng nước đó là đất bồi, đó là cây cối sinh sôi nó thể hiện cho sự hưng vượng và trường tồn chứ không phải là nơi sinh ra nước. Cho nên ta từng nghe khi xưa Cụ Tả ao phải trọn nơi nước xoáy để táng di hài của Mẹ mình.
Đó là thuật ngữ và hiện tượng cho từ Phong Thuỷ chứ không đơn thuần như một số người nghĩ đơn giản Phong là gió, Thuỷ là nước!
Người làm phong thuỷ phải nắm vững nguyên lý về âm dương nghĩa là chọn nơi ở nơi yên nghỉ căn cứ vào ánh sáng mặt trời, mặt trăng để làm sao nơi đó luôn được hưởng tối đa những năng lượng tốt nhất từ hai trạng thái thái cực làm cho trường khí luôn như một dòng chảy xuyên suốt không ngừng nghỉ, cho nên từ xưa các ngôi mộ cổ như ở tháp Ai Cập hay đền Ăng khôngr Cam Pu Chia đều chọn thời điểm ánh sáng giờ chính ngọ 12 giờ trưa dọi thẳng vào chính ngôi mộ đó là cái lý về cách tận dụng trường khí âm dương trong thuật phong thuỷ.
Quan niệm về tứ tượng trong thuật phong thuỷ cũng được cân nhắc rất kỹ đó là tượng hình của bốn chòm trên bầu trời, mỗi chòm lại có bảy chòm sao nhỏ hợp thành. Khi làm nhà ở hay xây mộ cho người mất căn cứ vào đó để xoay chuyển sao cho phù hợp với bản mệnh của từng người.
1– Hướng Đông – Thanh Long là chòm sao Rồng xanh gồm có:
Giốc (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)
2– Hướng Tây – Bạch Hổ là chòm sao Hổ trắng gồm có:
Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)
3– Hướng Nam – Chu Tước là chòm sao Chim Phượng đỏ gồm có:
Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)
4– Hướng Bắc – Huyền Vũ linh khí của Bắc Đẩu tượng quái Rùa và Rắn đen gồm có:
Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím).
Tứ tượng cũng thể hiện cho bốn trạng thái là:
Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm.
Nó còn được phân chia bởi các thiên thể:
Nhật-Mặt Trời. Nguyệt-Mặt Trăng. Tinh-các vì sao đứng yên, định tinh.
Thần-hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh.
Trong quan niệm của châu âu hay phương tây thì tứ tượng là tứ đại nguyên tố gồm: Nước, Lửa, Gió, Đất.
Tứ tượng còn là phương pháp định tính theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do vậy việc tổng quát và làm rõ khái niệm tứ tượng trong phong thuỷ là một yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm một khu đất đẹp cho người được sử dụng.