Tại sao tôi nói Phong Thuỷ trong tâm mỗi người?
Bởi lẽ vạn pháp đều quy tâm, cái tâm sinh tâm diệt, tâm đức tâm tà, có tâm vô tâm,…
Trước hết nói về luật nhân quả và kiếp luân hồi Đức Phật cũng dạy ta về Tâm, Đức Chúa trời cũng dạy ta về đạo đức và rằng ai tin sẽ được lên trời, ai mà báng bổ sẽ đày ngục giam.
Bất kỳ Đạo nào trên thế gian này đều hướng con người làm điều tốt đẹp, vấn đề cơ bản là tự chúng ta có làm đúng ý nguyện của các bậc hiền nhân đó hay không?
Trong phần này tôi đề cập đến con người và những yếu tố hỗ trợ cho họ thành công.
Con người ai cũng mong mình sẽ thành đạt trong cuộc đời, nhưng có những người phấn đấu hết cuộc đời mà vẫn không đạt được những mong muốn tối thiểu! Vậy đâu là nguyên nhân ?
1- Yếu tố địa lý
Nơi sinh, quê quán, và phong tục có tính gia truyền là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển con người. Nếu ta được sinh ra ở môi trường truyền thống nhiều đời có nhiều người giỏi chắc chắn ta sẽ có sự kế thừa truyền thống đó, hoặc vùng đất đó có một vị trí địa lý mà hợp với nguyên tắc phong thuỷ. Ta vẫn thường gọi địa linh sinh nhân kiệt
2- Yếu tố ngày tháng năm sinh
Giờ, ngày, tháng, năm sinh. Trong tử vi cũng như phương pháp tính lượng, chỉ, theo quan niệm truyền thống thì thuận mùa sinh sẽ tốt đẹp, không thuận mùa sinh sẽ có những khó khăn trong cuộc đời điều này đã được trải nghiệm và đúc kết nhiều đời.
3- Yếu tố giáo dục
Môi trường đào tạo là yếu tố tối quan trọng cho việc phát triển trí tuệ, tư duy, đạo đức, lối sống, và kỹ năng giao tiếp, nó quyết định sự nghiệp và phần lớn sự thành công cho cuộc đời bởi khối lượng kiến thức học được từ môi trường tốt.
4- Yếu tố xã hội
Một người có học vấn, có tài năng, có đạo đức lại được làm việc ở trong một xã hội, một tổ chức công bằng, dân chủ, văn minh, biết trọng dụng nhân tài, điều kiện trang thiết bị tốt nhất phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hành, sẽ tạo nên sự thành công cho con người.
5- Yếu tố phấn đấu
Không ít người tự mình học hỏi, phấn đấu và xây dựng nên sự nghiệp cho dù họ không có những yếu tố thuận lợi, đó là những con người có ý chí quyết tâm cao, đạo đức tốt.
6- Yếu tố đạo đức
Đạo đức là yếu tố then chốt và quyết định sự thành công bền vững trong sự nghiệp của mỗi người.
7- Yếu tố nhân quả
Dân gian có câu “sống sao cho con cháu được hưởng phúc” quan niệm này cho thấy con cháu sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ, hoặc được ban phúc từ việc làm của Bố, Mẹ, Ông, Bà.. Lại có khía canh thứ hai là luân kiếp, khi kiếp này ta làm điều tốt để kiếp sau ta được hưởng vinh hoa phí quý.
8- Yếu tố xung khắc
Theo quan niệm của Đạo giáo dựa vào Can “giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý”, Chi “tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi”, Ngũ hành “thổ, kim, thuỷ, mộc, hoả”, Bát quái “càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài”. Mỗi người trong gia đình có một mệnh, cung khác nhau. Nếu Ông Bà Bố Mẹ Vợ Chồng Con Cháu mà cùng những cung mệnh hợp nhau sẽ tạo ra sự may mắn, nếu khắc nhau sẽ nảy sinh những khó khăn, bất hoà.
Vậy trên các yếu tố đó có những yếu tố chủ quan và có những yếu tố khách quan, vậy ta sẽ làm gì? Đó là câu hỏi và đó cũng là yếu tố mà tôi gọi là phong thuỷ trong tâm.
9- Phong thuỷ trong tâm
Việc đầu tiên chúng ta học thuộc bài rồi hãy thực hiện nó hàng ngày.
Vậy nên:
Phong thuỷ luôn ở trong tâm của chính mình, con người có luật nhân quả nếu ta làm điều tốt không được phúc đời này cũng mang lại phúc cho đời sau, kiếp sau… Thầy Phong Thuỷ chỉ nên làm điều tốt không nên làm điều xấu. Là người giảng đạo mà phạm đạo thì tội muôn kiếp. Là người thấy đạo mà khinh thì kiếp sau chỉ làm chó ngựa, Đức Phật nói tài sản lớn nhất của đời người là trí tuệ và sức khoẻ. Vậy nên ai cho ta trí tuệ và sức khoẻ đó là ân nhân của ta.
Cảm ơn các bạn đã tham khảo!
Ghi chú: bài tiếp theo chúng ta sẽ bàn về Phong Thuỷ Dành Cho Các Lãnh Đạo Việt Nam.