Phong Thủy Địa Lý và Long Mạch

Phong Thủy Địa Lý và Long Mạch

A- Địa Lý

Địa lý ta hiểu theo ngôn ngữ của Hy Lạp nghĩa là sự mô tả trái đất. Trong đó có biển, đảo, đất liền, núi đồi và sông hồ…
Phong Thuỷ địa lý là căn cứ vào sự mô tả ấy để chọn miền đất, vùng đất, khu đất, mảnh đất… Phục vụ cho ý tưởng của con người.
Trong ứng dụng phong thuỷ địa lý người làm phong thuỷ phải đặt câu hỏi cho mình và tự mình phải trả lời:
(định làm gì, cho ai, ở đâu, khi nào, làm như thế nào? )
Thực chất vấn đề này ngay từ khi loài người nguyên thuỷ sống ở thảo nguyên châu Phi cách đây hơn ba triệu năm họ đã biết đi săn bắn, đánh bắt kiếm ăn và vào hang đá ở để tự bảo vệ mình khỏi những loài muông thú. Từ đó đã định hình việc lấy đá che chắn, tìm những hang kín đáo an toàn, không khí thoáng mát,gần hồ gần sông nước để sống .. Đó chính là Phong thuỷ sơ khai của loài người.
Trong nền văn minh của Ai Cập cổ đại họ đã tìm những vùng đất thuận lợi bên dòng sông Nil nay là thành phố Cairo để sinh sống, và loài người căn bản trên thế giới đều tìm đến những vùng có hồ nước có sông lớn để sinh tồn bởi lẽ ở đâu có nước ở đó có sự sống. Chính điều đó đã hình thành cho phong thuỷ địa lý sau này. Vậy nên ngoài việc hoạch định chiến lược cho một quốc gia, một thành phố, một làng xóm, hay một gia đình đều phải áp dụng phong thuỷ địa lý.
Trong đó có hai vấn đề cần quan tâm đó là Dương Trạch và Âm Trạch.
– Dương Trạch là phần quy hoạch, xây dựng những kiến trúc nổi như nhà cửa, đường phố, cây cối, đồi núi, sao cho hài hoà theo thuyết âm dương, ngũ hành, tứ tượng, bát quái mà tôi đã trình bày ở hai bài Khái niệm cơ bản về phong thủy & Ngũ hành, Bát quái trong phong thủy
– Âm Trạch là phần quy hoạch, xây dựng những kiến trúc chìm như đào sông, hồ, đường hầm, lăng tẩm, mồ mả … Sao cho phù hợp với câu hỏi làm làm gì, cho ai, ở đâu?
Việc kết hợp hài hoà trong kiến trúc xây dựng giữa Dương và Âm trạch là một nghệ thuật đỉnh cao mang lại lợi ích to lớn cho con người.

Phong Thủy Địa Lý và Long Mạch

B- Long Mạch

Long mạch ta hiểu là một dòng Sinh khí, một dòng Năng lượng, hay một dòng Nước chảy dài như một con Rồng mang lại sự thịnh vượng cho tất cả khu vực mà nó chạy đến. Người làm phong thuỷ làm thế nào để biết rằng ở dưới lòng đất sâu lại có được long mạch?
Trong quá trình trái đất tự quay quanh mình nó làm cho vỏ trái đất dịch chuyển gây xô sát, từ đó tạo ra các rãnh nứt có thể gây lún đất ở bề mặt địa cầu, điều này tạo nên các thung lũng ngầm trong lòng đất chứa nước làm cho phần bề mặt cây cối xanh tốt chạy dài một dải như một con Rồng uốn lượn căn cứ vào đó ta có thể nhận thấy long mạch qua cảm quan bằng mắt thường.
Trên đỉnh núi hay đồng bằng cũng vậy sự khác biệt trên bề mặt đất là cách để nhận biết dòng nước chảy bên dưới.
Lại có những dòng năng lượng chạy bên trên bề mặt đất như dòng khí dựa vào các phần nổi của dãy núi, đồi khiến cho vùng đất có khí đi qua luôn được sung túc.
Thầy phong thuỷ nên tập trung vào việc tìm huyệt đạo sẽ hợp lý hơn đi tìm long mạch. Việc phát hiện hay tìm được một long mạch không có nghĩa là long mạch đó sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nó chỉ có một thời gian sau do sự dịch chuyển của kiến tạo địa tầng khiến nó không còn nữa hay dân ta thường gọi là đứt long mạch.
Có một số thầy Phong Thuỷ ngày nay làm phép nối lại long mạch?
Long mạch là khí của trời đất tự sinh, tự diệt cho dù có là Cao Biền, hay Tả Ao cũng khó có thể nối long mạch.
Trong phép “kỳ môn độn giáp” người Trung Quốc thường nối long mạch bằng việc cắt tiết một con gà trống vào lúc 9 giờ 9 phút ngày 9-9 âm lịch để nối mạch. Việc này cần phải kiểm chứng một cách khoa học.
Ở Việt Nam có một số thầy dùng phép đốt lá bùa viết chữ và gieo quẻ để nối mạch?. Việc này cũng cần kiểm chứng.
Trong lịch sử nước ta việc Vua Chúa dùng Vàng trấn yểm ở nơi khởi nguồn của Long Mạch để tạo trường khí cho Long Mạch phát triển dựa theo thuyết Ngũ Hành tương sinh ( kim sinh thuỷ ) việc làm này có lý và đúng theo quy luật tương sinh.
Việc tìm long mạch ngày nay không còn khó nữa do khoa học hiện đại đã sản xuất ra các máy đo từ trường của trái đất căn cứ vào đó ta có thể tìm thấy hướng đi của long mạch.
Ghi chú: phần tiếp theo chúng ta sẽ bàn tiếp về một số trường phái phong thuỷ thế giới.
Xin cảm ơn các bạn!

Moscow 30-3-2015
Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận